Những ý tưởng sản phẩm số 1 trong năm

Cuối cùng thì ban giám khảo cuộc thi Giải thưởng sáng tạo 2006 do tạp chí Business Week bình chọn cũng đã đưa ra kết luận. Hãy cùng khám phá xem thế giới đang sáng tạo thế nào nhé…

Phương tiện vận chuyển: BRP, Sea-Doo, Challenger 180

Nhà sáng chế BRP Design Team (Canada) đưa ra mục tiêu thiết kế chiếc du thuyền kết hợp sự hài hoà giữa hai tiêu chuẩn boong tàu 5,4 m và 6 m. Nó chỉ chứa được 8 hành khách, các không gian còn lại được mở rộng tối đa.

Hiệu ứng không gian được phát huy bằng cách giấu đi khoan chứa hàng, giảm thiểu các vách ngăn, và sắp xếp chỗ ngồi thoáng đãng. Challenger trở thành tàu bán chạy nhất hiện nay.

Sản phẩm kinh doanh: Thiết bị cứu hộ ResQTec

Nhà chế tạo: VanBerloStudio's B.V. Khách hàng: Zumro B.V.

Một thiết bị tích hợp các chức năng đào bới, nâng vật nặng, phá vỡ và cắt thủng tất cả các nguyên liệu (ngoại trừ kim cương). Nó có thể xoay sở trong hầu hết mọi tình huống khẩn cấp của các loại tai nạn. Đặc biệt là khả năng tương thích với mọi loại địa hình, mọi loại ốc vít và nối kết với các loại thiết bị cứu hộ khác.

Sản phẩm tiết kiệm: Thảm từ rác thải

Nhà chế tạo: Tricycle, Inc

Hằng năm, các tấm thảm đã thải ra một lượng rác khổng lồ ở Mỹ. Không những thế, chi phí để sản xuất một tấm thảm cũng rất cao: từ 250-500 USD. Mô hình thảm và vải kỹ thuật số SIM được đặt ra cho các nhà sản xuất. Các sản phẩm từ SIM có màu và chất liệu giống như chất liệu thật. Sản phẩm sử dụng ít hơn 95% năng lựợng và nước, 100% có thể tái chế thành giấy. Được sản xuất theo yêu cầu và sẽ có mặt trên thị trường trong thời gian sớm nhất.

Sản phẩm chiến lược: SIRIUS S-50

Nhà sáng chế: ZIBA Design, Inc. and Sirius Satellite Radio

Sản phẩm chiến lược này nhằm mục đích tạo ra dòng sản phẩm mới cho các phương tiện radio thu sóng từ vệ tinh. Đây sẽ là sản phẩm được kết hợp giữa các thiết bị radio cổ điển với nền công nghệ kỹ thuật số hiện đại. Do đó, sản phẩm có hình thức rất đa dạng: có thể xách tay như walkman, lắp đặt trên xe hơi, trên loa phát thanh...) Sau lần ra mắt đầu tiên, Sirius đã nhận sự tán thành rất nồng nhiệt của công chúng. Doanh thu tăng đến 250%.

Bao bì: Pluma

Nhà chế tạo: Brandia Central (Bồ Đào Nha). Khách hàng: Galp Energia SGPS (Bồ Đào Nha).

Pluma là một loại vỏ bình chứa gas rất nhẹ và cơ động. Pluma theo tiếng Latin có nghĩa là lông chim. Nó nhẹ hơn 50% so với các bình gas thông thường bởi vì nó được làm bằng chất liệu polyethylen tổng hợp. Lớp vỏ bên trong được bao bọc và nén bằng thép cán mỏng có độ dày nhỏ hơn 1mm. Pluma có màu đẹp và quai xách rất tiện lợi trong việc khuân vác, rất thích hợp với tính năng đặc trưng của các sản phẩm gia dụng.

Sản phẩm học đường: Chiếc ghế tí hon

Nhà chế tạo: Chul Min Kang. Khách hàng: Pratt Institute

Chiếc ghế tí hon này được làm bằng nhựa vởi đủ màu sắc trông rất ngộ nghĩnh, rất thích hợp với trẻ em từ 5-8 tuổi. Với hình tròn, không có chân, không có chỗ dựa lưng như trong ảnh, chiếc ghé tí hon khó có thể tạo đựợc ấn tượng qua cái nhìn đầu tiên. Tuy nhiên, sự khéo léo tinh tế trong thiết kế sử dụng được cả hai mặt của ghế sẽ sớm chinh phục những ai đã từng nhìn thấy chúng.

Môi trường: Rào chắn trong xây dựng

Nhà sáng chế: DUCK IMAGE CO., LTD. Khách hàng: Productivity Architect Co. LTD (Taiwan)

Trong các khu vực có gió mạnh, hàng rào bảo vệ an toàn xung quanh công trường xây dựng thường rất dễ bị phá hủy. Thiết kế này có thể tránh được tình trạng đó bằng cách sử dụng các tấm nhựa polymer trong suốt, chịu lực cao có thể chống chọi được với những cơn gió cấp 16 mà lại vừa đẹp và trang nhã.

Người ta có xu hướng thay thế kiểu rào chắn công trường bằng loại rào chắn này vì nó rất bền và có thể xếp lại để sử dụng được nhiều lần, các phụ kiện dễ thay thế.

Trang trí nội thất: Ghế đa năng

Nhà sáng chế: Glen Oliver Loew Industrial Design (Germany) and Steelcase Inc.

THINK là chiếc ghế đa năng hướng tới các khách hàng thuộc giới thượng lưu. Người ta đã quá chán với ghế chiếc ghế tự động với những chức năng điều khiển còn hạn chế và được gắn chằng chịt trên thành ghế.

THINK có thể suy nghĩ giùm cho bạn. Nó tự điều chỉnh, cân đối theo những chuyển động của cơ thể của bạn. Nó có thể giúp bạn tựa đầu và ngả lưng bằng cách tự động điều chỉnh độ cao và độ xoay của ghế. Tay vịn có thể thụt từ trước ra sau để người làm việc có thể làm việc dễ dàng theo ý mình.

Sản phẩm thăm dò: Điện thoại cho người khiếm thị

Nhà sáng chế: Samsung.

Với chiếc điện thoại này, những người khiếm thị có thể nhận và gửi tin nhắn với người bình thường. Nội dung tin nhắn sẽ được chuyển từ dạng văn bản sang dạng lời thoại của nhân viên tổng đài. Màn hình và bàn phím của chiếc điện thoại này dưới dạng chữ nổi dành cho người khiếm thị. Với phát minh này, người khiếm thị có thể tận hưởng được những thành tựu trong ngành công nghệ thông tin.

Sản phẩm tiêu dùng: Báo cháy an toàn

Nhà sáng chế: Bresslergroup and SignalOne Safety f/k/a Kidsmart.

Thiết bị sử dụng giọng nói ghi âm của bố mẹ để đánh thức trẻ con thức dậy trong trường hợp có hoả hoạn xảy ra và hướng dẫn chúng hướng di tản. Tính năng khác của thiết bị này là có thể điều chỉnh vòng khung trên khắp trần nhà để âm thanh có thể đến trực tiếp giường ngủ của trẻ con từ bất cứ nơi nào trong phòng. Dễ dàng lắp đặt và thay pin, thiết kế với hình thức nhẹ nhàng, hài hòa với phòng của trẻ nhưng vẫn đảm bảo tính chuyên nghiệp và độ tin cậy cao.

Dụng cụ y tế: Cybertech MAT Mechanical Advantage Tourniquet

Nhà sáng chế: Cybertech Medical and Ewing Design Group

Đây là một phát minh mới được ứng dụng trong các lực lượng vũ trang, lực lượng cưỡng chế và các trường hợp cấp cứu khẩn cấp. Bên cạnh việc đáp ứng các yêu cầu đặc biệt của Bộ Quốc phòng (thấm máu nhanh trong vòng 1 phút, áp dụng trong trường hợp tay chân bị dứt lìa ra và có trọng lượng nhỏ gọn), dụng cụ này còn phải được sử dụng dễ dàng, đơn giản đối với mọi đối tượng trong trường hợp xãy ra sự cố.

Dụng cụ này được sử dụng thành công trong các cuộc đối kháng, trong bóng tối, ở dưới nước và dưới điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Thiết bị máy tính: Thẻ cảm ứng có giọng nói

Nhà sáng chế: Touch Graphics, Inc.

Hệ thống thẻ cảm ứng có giọng nói giúp cho những người khiếm thị có thể nhận biết các đồ thị hay các biểu đồ, điều mà trước đây họ không thể làm được. Thay vì phải dùng hệ thống chữ nổi, người sử dụng có thể nghe mô tả chi tiết của từng hình ảnh trên biểu đồ.

Dụng cụ này hoạt động rất đơn giản: chỉ có duy nhất phần di chuyển (khung định vị giữ cho các trang cảm ứng không bị di chuyển), không có phím bấm hay các chức năng nào khác.

Cho dù các nhà thiết kế chưa đáp ứng được các vấn đề khiếm thị phổ thông hiện nay, sản phẩm cũng mang được tính xã hội cao. Vì đây là thời đại bùng nổ dân số và tỷ lệ người khiếm thị ngày càng tăng, sự hỗ trợ của hệ thống này là món quà có ý nghĩa trong thời đại công nghệ cao.

Nghiên cứu: Lenovo Visioneering

Nhà sáng tạo: ZIBA Design, Inc. and Lenovo Group Limited (China).

Lenovo là hãng sản xuất máy tính lớn nhất ở Trung Quốc đã từng thành công với dòng sản phẩm máy tính giá rẻ. Để củng cố thị trường nội địa và có thể cạnh tranh với các sản phẩm nước ngoài, Lenovo quyết định tái chế các sản phẩm của mình.

Lenovo đã thuê công ty ZIBA thiết kế lại các sản phẩm máy tính cá nhân, máy xách tay, điện thoại di động sao cho các dòng sản phẩm của mình thật hoàn hảo và có giá trị sử dụng cao nhất. Dự án này đồng thời cũng giúp cho Lenovo tiếp cận được thị trường và xu hướng thiết kế phương Tây.

Theo Sài Gòn tiếp thị

Trí tuệ trong Đạo Phật

Mục đích của Đạo Phật là diệt khổ và đem vui cho mọi loài, nhưng phải là người có trí mới biết được con đường đưa đến an lạc và hạnh phúc. Mục đích của Đạo Phật là giải thoát và giác ngộ, và chỉ có trí tuệ (Pannà) mới là phương tiện duy nhất đưa loài người đến bờ giải thoát và giác ngộ.
Do vậy giai trò của người có trí và vai trò của trí tuệ chiếm cứ vị trí then chốt trong mọi lời dạy của Đức Bổn Sư chúng ta. Và chúng ta có thể nói Đạo Phật là đạo của người trí, là đạo của tuệ giác để tìm cho được một định nghĩa thỏa đáng cho Đạo Phật.
Trước hết chúng ta nên phân biệt giữa người có trí thức như thông thường được hiểu và người có trí tuệ như Đạo Phật thường định nghĩa. Người có trí thức là người có thể có một trí thức uyên bác về một vấn đề gì, có thể phân tích trình bày vấn đề ấy một cách khúc chiết và triệt để, nhưng người ấy là người chỉ biết chớ không có hành, và người ấy đối với vấn đề ấy vẫn có thể bị chi phối, không được tự tại. Ví như một người có thể hiểu biết rất nhiều về vấn đề rượu, hiểu rượu gồm có những chất liệu gì, tác động của rượu đối với cơ thể như thế nào. Người ấy gọi là người có trí thức về rượu nhưng người ấy vẫn uống rượu, vẫn bị say rượu, vẫn bị rượu chi phối. Như vậy người ấy vẫn chưa có trí tuệ về rượu. Trái lại, một người hiểu rõ được rượu là gì, biết rõ được sự nguy hại của rượu, lại có khả năng không bị rượu chi phối, không uống rượu, không nghiện rượu, không say rượu, vượt ra khỏi sự chi phối của rượu. Như vậy người ấy được xem là người có trí tuệ về rượu. Có người hỏi, nếu có người không có trí thức về rượu, nhưng không uống rượu, người ấy được xem là có trí tuệ không? Lẽ dĩ nhiên là không. Người ấy vẫn hưởng được những lợi ích do không uống rượu đưa đến, như không say rượu, không nghiện rượu do cử chỉ không uống rượu của mình. Nhưng rất có thể, trong một trường hợp đặc biệt nào đó, vì thiếu khả năng đối trị với sự cám dỗ của rượu, vị ấy bắt đầu uống rượu, đi đến say rượu và nghiện rượu. Với sự phân biệt này chúng ta mới hiểu được định nghĩa người có trí như đã được Đức Phật định nghĩa rất rộng rãi trong những lời dạy của Ngài. Sự phân biệt này giúp chúng ta nhận định hai hạng người thường có trong những người Phật tử. Một hạng người rất uyên bác trong Đạo Phật, hiểu biết về kinh điển rất nhiều, nhưng vẫn xem là người không có trí tuệ. Hạng người này hiện có khá nhiều trong những học giả, thuần túy nghiên cứu Đạo Phật, nhưng chỉ có nghiên cứu, không có hành trì. Chỉ nói hành thiền giỏi nhưng không hành thiền, trình bày hay về diệu dụng của trí tuệ, nhưng không phát triển trí tuệ, do vậy cũng chưa được gọi là có trí tuệ. Một hạng người khác, có lòng tín thành, hành trì theo những giới cấm trong Đạo Phật, nhưng chỉ có lòng tin, chưa chuyển lòng tin thành trí, nên cũng không thể xem là người có trí tuệ được vì người ấy vẫn có khả năng bị lòng tham chi phối và do vậy, chưa được xem là người có trí tuệ.
Tuy vậy, người có trí tuệ được đề cập rất nhiều trong những lời dạy của
Phật, và người có trí ở đây được diển tả như một thứ lương tri, giúp chúng ta phân biệt chánh tà, thiện ác, tịnh uế, lạc khổ, thắng liệt. Điều quan trọng là trí tuệ ở nơi đây không còn là một đặc tánh hy hữu, có một không hai, mà trở thành như một thứ lương tri luôn luôn có mặt trong chúng ta, tác động như một ngọn đèn soi sáng chúng ta biết phân biệt chọn lựa giữa thiện và ác, giữa chánh với tà, khiến chúng ta có thể nhận biết những gì nên làm, những gì không nên làm, để chúng ta tự hướng dẫn mình tiến đến an lạc và giải thoát. Diệu dụng này được Đức Phật chúng ta khéo léo diển tả đặc tánh, những thái độ, những việc làm của hai hạng người, được gọi là kẻ ngu và người trí. Khi đọc qua những đoạn kinh diển tả người ngu và người trí, chính lương tri chúng ta trở thành sinh động, giúp chúng ta nhận hiểu một cách rõ ràng những gì là tốt đẹp và những gì là không tốt đẹp cho mình và cho người.

Tại sao người dạy thú thường cầm theo roi da?

Câu trả lời là vì động vật có thói quen đặc biệt chú ý đến những vật thể hoạt động. Vì thế, cây roi da vung lên đập xuống sẽ thu hút nó hơn nhiều hơn so với các loại vũ khí ngắn nhỏ.

Ví dụ đối với con chim đang bay hay với con thú đang chạy, con chó phát hiện ra rất nhanh.

Quần áo người ta mặc hay cây gậy gỗ, cái roi da mà họ cầm trong tay, các loài dã thú đều cho rằng đó là một bộ phận của con người. Cho nên bất kỳ là chó hay các loài dã thú khác, khi thú tính bùng nổ sẽ xông đến bộ phận đang vung vẩy trước tiên, tức là trước hết nó xông đến tay hoặc cái roi da. Người dạy thú lợi dụng thói quen này của động vật, vung vẩy cái gậy hoặc cây roi để tập trung sự chú ý của nó, bắt nó làm những động tác cần thiết.

Nếu chẳng may xảy ra trường hợp con thú dữ thật sự muốn xông vào người họ thì lợi dụng luôn thói quen là chúng xông vào bộ phận vung vẩy trước, như vậy sẽ đạt được mục đích bảo vệ thân thể mình an toàn.

Theo sách 10 vạn câu hỏi vì sao

Sự thực và hư cấu về cá mập



Loài người bị cá mập thôi miên bởi những thông tin pha trộn giữa sự thực và mê tín, giữa truyền thuyết và thực tế, và bởi những lo ngại về điều chưa biết. Một chút kiến thức về chúng sẽ khiến cho các cuộc dạo chơi dưới biển trở thành những trải nghiệm tuyệt vời.

Dưới đây là 20 sự thực về cá mập:

1. Cá mập trắng có thể tăng trưởng khoảng 24,5 cm mỗi năm. Khi trưởng thành, chúng có thể dài từ 3,6 đến 4,2 mét.

2. Những cái răng mới được hình thành liên tục trong hàm răng của cá mập. Chúng thông thường được thay mới cứ sau 8 ngày.

3. Một số loài cá mập có thể mọc đến 30.000 cái răng trong cuộc đời.

4. Cá mập voi có khoảng 300 hàm răng, với mỗi hàng có hàng trăm chiếc tí hon.

5. Da cá mập khô (shagreen) từng được sử dụng như là giấy nhám. Ở Đức và Nhật Bản, da cá mập được bọc chuôi cầm kiếm để chống trơn trượt.

6. Năm 1937, dầu gan cá mập được khám phá là rất giàu vitamin A. Thế là từ đó đến năm 1950, chúng được săn lùng để khai thác loại vitamin này, cho đến khi một phương pháp tổng hợp vitamin A mới ra đời.

7. Tuổi thọ trung bình của cá mập là 25 năm, nhưng một số loài có thể thọ đến một thế kỷ.

8. Cá mập chó (dogfish) được đặt tên do thiên hướng đi săn của chúng giống như cách mà bầy chó hoang vẫn làm.

9. Cá mập trắng có thể sống sót đến 3 tháng mà không ăn gì.

10. Không phải tất cả cá mập đều phải thở liên tục.

11. Cá mập bò có thể chịu đựng được độ mặn thay đổi và thường sống ở trong các con sông và hồ nước ngọt ở châu Phi và Nam Mỹ.

12. Số người bị tử vong mỗi năm vì chó, lợn và hươu còn nhiều hơn vì cá mập.

13. Loài cá mập Pygmy (cá mập lùn) có chiều dài tối đa là 28 cm.

14. Cá mập không có xương. Bộ khung của nó cấu thành từ sụn.

15. Khoa học đã biết đến hơn 340 loài cá mập.

16. Cá mập xuất hiện lần đầu tiên trong các mẫu vật hoá thạch hơn 400 triệu năm trước.

17. Một đặc điểm cơ thể rất có ý nghĩa phân biệt cá mập hiện đại và cổ đại là bộ hàm nhô ra, tạo cho cá mập hiện đại lực cắn mạnh hơn.

18. Cá mập có thể sinh ra lực cắn khoảng 6,5 tấn trên mỗi inch vuông (1 inch = 2,54 cm).

19. Da cá mập được đệm bằng những mấu lồi nhỏ, tương tự như răng.

20. Loài cá mập vây ngắn Mako có thể là loài cá nhanh nhất dưới biển khơi, với tốc độ khoảng 96 km/giờ.

Cá mập tấn công như thế nào:

Có 3 loại tình huống cơ bản mà cá mập vô cớ tấn công:

1. "Va phải và chạy" là kiểu tấn công thường gặp nhất. Chúng thường xảy ra trong những vùng biển sóng vỗ. Nạn nhân hiếm khi nhìn thấy cá mập và nó không quay lại sau khi để lại một vết thương dạng cắn hay xé. Hầu hết, những vụ tấn công này là kết quả việc nhận nhầm, xảy ra khi nước đục và điều kiện môi trường khắc nghiệt như sóng vỗ và các dòng chảy mạnh. Các vết thương của nạn nhân thường là bị rách chân bên dưới đầu gối và hiếm khi đe dọa đến tính mạng.

2. "Đụng độ và cắn" thường gây ra những vết thương nghiêm trọng hơn và dễ chết hơn. Những vụ tấn công này thường liên quan đến các thợ lặn hoặc những người bơi lội dưới nước sâu. Cá mập ban đầu sẽ lượn quanh và thường đâm vào nạn nhân trước khi cuộc tấn công thật bắt đầu.

3. "Tấn công lén" xảy ra mà không hề có báo trước. Con cá mập sẽ lặp lại các cú đớp hoặc kẹp chặt người trong miệng. Các vết thương thường rất nặng, và dễ gây tử vong. Người ta tin rằng loại tấn công này là kết quả của hành vi kiếm ăn chứ không phải nhầm lẫn.

Làm thế nào để tránh bị cá mập tấn công:

1. Bơi theo nhóm. Cá mập thường tấn công người đi đơn lẻ. Tránh xuống nước vào ban đêm, bình minh hoặc nhập nhoạng tối.

2. Không xuống nước nếu bạn đang chảy máu. Cá mập có thể ngửi và nhận ra mùi máu, lần ra nguồn của nó. Không đeo các trang sức lấp lánh. Cá mập sẽ nhìn ra nó là lớp vảy cá lóng lánh.

3. Không toé nước nhiều. Điều đó sẽ thu hút chúng. Nếu bạn thấy một con cá mập trong nước, đừng lại gần và đừng thử chạm vào nó.

Theo Pravda - VnExpress

Nghe nhạc quá to có nguy cơ bị điếc


TT - Hàng triệu thanh niên trên thế giới đang có nguy cơ bị hỏng thính giác do nghe nhạc tải từ iPods và các thiết bị nghe nhạc phát ra âm lượng quá to, theo khảo sát của Viện Nghiên cứu quốc gia Hoàng gia Anh về người điếc (RNID).

Cuộc khảo sát cho biết hơn một nửa số thanh niên tuổi 16-30 tại Anh sử dụng máy nghe nhạc MP3 hơn một giờ mỗi ngày, điều này gia tăng nguy cơ hỏng thính giác của người nghe. Theo các chuyên viên, điều này xảy ra vì hiện nay thiết bị nghe nhạc được cắm tai nghe có khả năng phát âm thanh to hơn nhiều so với trước đây.

Tiến sĩ John Low, giám đốc chấp hành của RNID, nói nếu thanh niên không lưu ý đến khuyến cáo của RNID về việc nghe nhạc sao cho an toàn hơn thì họ có thể bị hỏng thính giác vĩnh viễn. Các phát hiện ban đầu của RNID cho thấy thanh niên không biết sợ những nguy cơ do MP3 gây ra khi họ nghe nhạc quá to.

N.T.ĐA (Theo HindustanTimes)

Giới trẻ tự khẳng định mình trong thế giới mạng

Cuộc sống hiện đại gắn liền với chiếc PC khiến con người có thêm một không gian mới: thế giới ảo. Đó là tấm gương phản ánh cuộc sống ở xã hội thực với đầy đủ cung bậc tình cảm và nhận thức của mỗi người.

Ở đó, cái tôi cá nhân cũng được khẳng định mạnh mẽ với nhiều cách thể hiện khác nhau.

Nhiều bạn trẻ thích gia nhập cộng đồng online bằng một website do mình thiết kế và họ đã tự tạo vị trí là một admin. Chưa khi nào phong trào "nhà nhà làm website, người người làm website" lại khí thế như thời gian qua. Tuy thế, hiếm hoi lắm mới tìm được một vài "tai nấm" đẹp trong vô số diễn đàn thi nhau mọc lên như nấm sau mưa. Hầu hết chỉ là các trang web cá nhân, hoạt động dưới hình thức một diễn đàn để tán gẫu với đủ đề tài, từ âm nhạc, điện ảnh, thể thao, hacking đến cả chuyện... ma, chuyện phiếm, còn chủ nhân mỗi tháng phải gồng mình chi trả cho các khoản chi phí hosting, máy chủ... Việc sớm có trong tay những link "hàng nóng" như đoạn video quay cảnh con tin người Mỹ bị chặt đầu ở Iraq hay tìm cách sở hữu những món "đồ chơi" như Gmail (dung lượng 1 GB), Hriders (với dung lượng lên đến... 1,024 GB) cũng đã liên tục tạo nên các cơn sốt cho những cư dân mạng sành điệu.

Để chứng tỏ cái tôi trong thế giới ảo, một số bạn trẻ lao vào tìm kiếm hư danh. Giữa năm 2004 đã xảy ra một loạt cuộc gây hấn giữa các website mà thành viên chủ yếu là những học sinh cấp 2, 3. Những bạn nhỏ đang mơ thành những tay anh chị trong thế giới ảo không chỉ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu cho hoạt động Internet mà lắm trường hợp còn lâm vào cảnh "gậy ông đập lưng ông" khi sử dụng những phần mềm tấn công chứa chương trình gây tổn hại cho chính máy tính của mình. Trường hợp của Nguyễn Văn Phi Hùng, một sinh viên Việt Nam đang du học tại Singapore đã phải ra hầu tòa vào tháng 5/2004 và lĩnh án 20 tháng tù giam vì đã dùng chương trình Trojan cài vào máy tính để lấy mật khẩu tài khoản của một số bạn cùng trường.

Mặc dù vậy, Internet cũng đã tạo điều kiện cho nhiều bạn trẻ bộc lộ những phẩm chất đẹp. Giữa năm 2004, ở hầu hết diễn đàn xuất hiện lời kêu gọi "Ký tên online để ủng hộ nạn nhân chất độc da cam". Những link ký tên được các bạn trẻ chuyền tay nhau qua Yahoo Messenger và e-mail cá nhân. Sự nhiệt tình và đoàn kết của cộng đồng mạng đã giúp ông Len Aldis, Chủ tịch Hội hữu nghị Anh -Việt, thu được kết quả vượt xa dự định với gần 700 nghìn chữ ký điện tử (dự kiến chỉ thu thập khoảng 300 nghìn) ủng hộ cho bản kiến nghị "Công bằng cho những nạn nhân chất độc da cam".

Năm 2004, cuộc chơi trong thế giới World Wide Web còn có sự tham gia của những người khiếm thị với công cụ hỗ trợ "Trình duyệt web dành cho người mù SMWB" của Trung tâm Tin học vì người mù Sao Mai (TP HCM). Hình ảnh những bạn trẻ tuy không thể nhìn thấy gì trên màn hình máy tính trước mắt nhưng vẫn có thể lướt web, check mail và cả chat trên Yahoo Messenger đã thực sự gây ấn tượng về một nỗ lực vượt qua khiếm khuyết để tiếp cận với xa lộ thông tin Internet.

Đặc biệt, cộng đồng online năm qua cũng đã chứng kiến cuộc "rửa tay gác kiếm" của đa số hacker Việt Nam. Thay cho "cái tôi" nông nổi, thích chứng tỏ mình trước đây với cách gây tiếng tăm bằng việc tấn công vào các website hay hệ thống mạng, những hacker này đã chuyên tâm nghiên cứu các kỹ thuật bảo mật, mở công ty và cả tạo sản phẩm để dự thi giải Trí tuệ Việt Nam. Trong đó, sản phẩm Phần mềm kiểm soát và giải pháp phòng thủ an ninh mạng - Moon Secure của Triệu Trần Đức (24 tuổi, admin của diễn đàn HVA) đã đoạt cúp vàng.

Thanh Niên

8 lý do blog giúp mọi người có một công việc tốt

Với một trang web cá nhân, ai cũng sẽ có cơ hội tự "tiếp thị" bản thân mình. Tuy nhiên, mọi người cần định hướng xuyên suốt các bài viết, không thể cao hứng bàn về những vấn đề xã hội to tát nhưng phút tiếp theo lại đăng tin kiểu "con mèo nhà tớ vừa bỏ đi rồi".

Blog Emotions - một trong những trang có giao diện đẹp nhất.
Emotions - một trong những blog có giao diện đẹp nhất.

"Hiện nay, blog đóng vai trò thiết yếu đối với những ai bắt đầu khởi nghiệp", Phil van Allen, giảng viên đại học tại Pasadena (California, Mỹ), khẳng định. "Nó xây dựng mối quan hệ cộng đồng (PR) kiểu mới và tạo cơ hội cho người khác biết bạn đang nghĩ gì và quan tâm đến những lĩnh vực nào".

Các nhà quản lý cũng thường vào Google để tìm hiểu thêm thông tin về những nhân viên họ định thuê. "Nếu bạn là một nhân vật nổi đình đám trên web, tất nhiên bạn sẽ có lợi thế hơn những ứng cử viên 'vô danh' khác", Catherine Kaputa, chuyên gia tư vấn thương hiệu và là tác giả cuốn Blogging for Business Success (Đăng blog để thành công trong kinh doanh), nhận định.

Tuy vậy, nếu tạo dựng web cá nhân để quảng bá chính mình, mọi người không thể đăng bài ngẫu hứng mà cần chọn chủ đề có mục đích. "Hầu hết các blog nổi tiếng là những trang có trọng tâm, chủ yếu hướng người đọc vào một số nội dung cụ thể và bày tỏ quan điểm cá nhân", van Allen nói.

Ben Day, một chuyên gia phần mềm tại Mỹ, đã nhận thức được điều này sau khi ông trộn lẫn những bài viết về kinh doanh và chính trị với nhau. "Tôi thường đăng các quan điểm chính trị trên site nhưng bạn tôi khuyên tôi nên gỡ nó xuống. Giờ blog của tôi chỉ thiên về những công nghệ như NHibernate và C#. Nhờ có nó, tôi đã trở thành nhà tư vấn về phần mềm có thu nhập cao", Ben Day nói và giải thích lý do vì sao web cá nhân đã khiến sự nghiệp của ông "thuận buồm xuôi gió":

1. Blog hình thành một mạng kết nối

Mỗi blogger có điều kiện tự "phô bày" và trau chuốt hình ảnh của họ như một người hấp dẫn và cuốn hút trong mắt người khác. "Web cá nhân là công cụ đắc lực giúp bạn tự giới thiệu, chia sẻ thông tin và mở rộng các mối quan hệ", Kaputa nói.

2. Blog lôi kéo nhà tuyển dụng

Dervala Hanley đã xây dựng một trang web nhật ký đậm chất văn học. Điều này đã gây sự chú ý của Stone Yamashita Partners, công ty tư vấn đang nỗ lực "đưa tính nhân văn vào trong doanh nghiệp". Hanley cho biết hãng này tỏ ra khâm phục khả năng biến kinh nghiệm trong kinh doanh của cô thành những câu chuyện mang tính cá nhân trên blog.

3. Blog là công cụ rèn luyện kỹ năng

Nếu muốn thu hút sự chú ý cho blog, mọi người sẽ phải cập nhật dữ liệu hàng ngày ít nhất trong vòng vài tháng. Sau đó họ có thể rút xuống 3, 4 lần mỗi tuần. Việc đăng thông tin thường xuyên sẽ khiến họ thành thạo và am hiểu hơn những vấn đề mình nói đến.

4. Blog giúp bạn 'thăng hạng' nhanh chóng

Ở chừng mực nhất định, blogger có thể tự giới thiệu họ là "chuyên gia" trong một lĩnh vực nào đó. Họ đưa thông tin một cách chuyên nghiệp, đóng vai trò là người khởi xướng, lèo lái nội dung bài viết và thu hút đông đảo các blogger khác. "Nhà tuyển dụng thường đánh giá cao những người xuất hiện trên kết quả tìm kiếm của Google", Tim Bray, Giám đốc công nghệ web của Sun Microsystems, viết trên blog của ông như thế.

5. Blog giúp doanh nghiệp tạo niềm tin

Một trong những cách hiệu quả và tiết kiệm nhất để quảng bá hình ảnh doanh nghiệp là qua blog. Khi ai đó tìm kiếm sản phẩm và dịch vụ mà bạn cung cấp, hãy đảm bảo blog của bạn sẽ xuất hiện đầu tiên trên kết quả. Những thông tin trong web cá nhân sẽ khiến người ta có cảm giác gần gũi và yên tâm hơn.

6. Blog mở ra nhiều cơ hội hơn

Với blog, việc xây dựng thương hiệu, thay đổi nghề nghiệp, mở công ty... về sau sẽ rất thuận lợi. Tim Bray của Sun khẳng định blog chính là đòn bẩy để ông thực hiện nhiều việc quan trọng như giới thiệu sản phẩm hay đưa ra quan điểm trước công chúng". Hoặc như Dylan Tweney, một cây viết tự do, cho biết blog đã hợp thức hóa hình ảnh của ông trước khi đi gặp khách hàng.

7. Blog tạo nên bước đột phá

Những người sáng tạo sẽ xây dựng blog không chỉ đơn thuần là các con chữ. Mark Fearing, một chuyên gia thiết kế, sở hữu một blog hoạt hình rất sinh động và khiến ông được nhiều người chú ý hơn bất cứ biện pháp quảng cáo nào ông từng sử dụng. Nhờ sự tương tác kiểu mới với những khách hàng tiềm năng, công việc của ông đã tiến triển nhanh chóng.

8. Blog nghĩa là chia sẻ

"Tạo blog tức là bạn đạng muốn bộc lộ quan điểm, thái độ với cộng đồng", Ben Day nói. "Trong nhiều năm, tôi đã lên mạng tìm giải pháp phát triển phần mềm và chỉ đóng vai trò là người đi thu lượm kiến thức nhân loại. Giờ đây tôi muốn chia sẻ và đóng góp ngược trở lại".

Theo VnExpress

Chiết xuất thành công dầu diesel từ hạt dầu mè

Việc tiến sĩ Thái Xuân Du, Trưởng phòng Công nghệ tế bào thực vật, Viện Sinh học nhiệt đới, chiết xuất thành công dầu diesel từ hạt dầu mè (tỷ lệ dầu tới 32-37%) đã có thể mở ra một hướng đầu tư mới cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Theo dự báo của các nhà khoa học, đến khoảng năm 2050-2060, nếu không tìm được những nguồn năng lượng mới thay thế, thế giới có thể lâm vào khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng. Bởi vậy, nhiên liệu sinh học đã thu hút nhiều nhà khoa học, nhà đầu tư trên thế giới, đặc biệt là Mỹ, Đức, Trung Quốc, Ấn Độ.

Cây dầu mè thường được dùng để làm hàng rào. Ảnh Tiền Phong

Một trong các hướng quan trọng sản xuất diesel sinh học mà tiến sĩ Du quan tâm là chiết xuất từ hạt cây Jatropha curcas mà ở Việt Nam thường gọi là cây dầu mè, có nơi còn gọi là cây cọc rào (vì chúng thường được dùng để rào dậu). Loại cây này có nguồn gốc Ấn Độ, được trồng khá phổ biến, rất thích hợp điều kiện thổ nhưỡng Việt Nam. Ấn Độ cũng là nước đã nghiên cứu, chiết xuất thành công dầu diesel từ loại cây này.

Theo ông Thái Xuân Du, đây không phải là công nghệ mới, mà ông chỉ là người thừa kế và phát triển ở Việt Nam; và điều đáng nói nhất là ông dám bỏ tiền túi ra để đầu tư thử nghiệm việc này.

Khi được hỏi về khả năng phát triển cây dầu mè để chiết xuất dầu diesel tại Việt Nam, ông Du tỏ ra khá lạc quan: Việc chiết xuất dầu diesel từ hạt mè không phải là khó, công nghệ cũng rất đơn giản. Vấn đề là việc tổ chức triển khai trên diện rộng như thế nào. Để có thể sản xuất quy mô lớn, cần có vùng nguyên liệu và có nhà đầu tư. Nếu có chính sách hợp lý và được đầu tư đúng mức, hoàn toàn có thể cạnh tranh được với sản phẩm dầu diesel hiện nay, thậm chí có thể tính đến phương án xuất khẩu. Tại Ấn Độ - cái nôi của công nghệ này, chính phủ đề ra mục tiêu sản xuất 40 triệu tấn dầu diesel từ cây dầu mè.

Cây dầu mè có nhiều tác dụng. Các bộ phận của cây có thể dùng làm phân bón, lấy gỗ, đốt lấy than, làm thuốc. Bã hạt dầu mè sau khi ép chứa 20% protein có thể dùng làm phân hữu cơ phục vụ nông nghiệp rất tốt, mỗi tấn có thể bán với giá 1 triệu đồng. Trong Từ điển cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam có viết: Nhựa mủ cây dầu mè được dùng ngoài để trị vết thương, cầm máu, chữa bỏng, bệnh ngoài da; dịch ép lá bôi ngoài chữa trĩ; dầu hạt trị bệnh da, thấp khớp, đau dây thần kinh hông, liệt...

Lợi ích từ cây dầu mè rất lớn, tuy nhiên điều khó khăn hiện nay là phải thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư. Ông Du khẳng định: "Nếu được các doanh nghiệp đứng ra đầu tư, chúng tôi sẽ cho nhập thêm giống có năng suất cao hơn, và tất nhiên khi được đưa vào sản xuất quy mô lớn thì hiệu quả kinh tế cũng sẽ cao hơn".

(Theo Tiền Phong)

Hồi sinh thành Thăng Long bằng công nghệ thực tại ảo

Trên chiếc máy tính, chỉ cần nhấn chuột vài lần là người xem có thể zoom sát lại để ngắm các chi tiết của đền Ngọc Sơn - một di tích lịch sử quan trọng ở Hà Nội, xem các bức tranh khảm trên tường, đồng thời cũng có thể lùi ra xa để quan sát toàn bộ khuôn viên đền.

Đền Ngọc Sơn (bên hồ Hoàn Kiếm) được tái hiện bằng công nghệ thực tại ảo. Ảnh: Sài gòn Giải phóng

Đây chỉ là một ví dụ trong dự án hồi sinh thành Thăng Long bằng công nghệ thực tại ảo, do nhóm chuyên gia công nghệ thông tin ở Hà Nội với 12 thanh niên còn rất trẻ thực hiện. Kỹ sư Nguyễn Văn Trường, thuộc Trung tâm Công nghệ mô phỏng, Học viện Kỹ thuật quân sự, 1 trong 4 “hạt nhân” của nhóm cho biết: “Chúng tôi đã bước đầu xây dựng được Chương trình sử dụng công nghệ thực tại ảo để tái hiện lại hình ảnh của các di tích lịch sử tại Hà Nội. Công nghệ thực tại ảo hiện đang phát triển trên thế giới và đã được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau”.

Từng chi tiết nhỏ như đồ nội thất, màu sắc và kết cấu của các công trình đều được tạo hình trung thực với lịch sử. Khung cảnh, ánh sáng và âm thanh cũng thay đổi theo vị trí quan sát...

Anh Trường cho biết: “Chương trình mà nhóm nghiên cứu đang nỗ lực xây dựng sẽ giúp cho người xem tương tác với di tích với cảm giác hết sức sống động. Họ không chỉ được cung cấp thông tin về di tích, mà còn có được rất nhiều cảm xúc “sống thực trong không gian ảo”. Đó là hiệu ứng của công nghệ số, là điều hết sức thú vị cho khách tham quan”.

Tại nhiều nước trong khu vực như Nhật Bản, Thái Lan..., công nghệ thực tại ảo đã đem lại hiệu quả rất lớn trong công tác bảo tồn và phục chế các di sản kiến trúc. Tuy nhiên, với nhóm nghiên cứu trẻ này của Việt Nam, hiện tại, do nhiều hạn chế về kiến thức lịch sử, nhân lực, kinh phí... nên nhóm mới chỉ thu thập được những thông tin về hiện trạng, mà chưa có được những thông tin đầy đủ về lịch sử hình thành và tồn tại của các di tích.

Nguyễn Minh Đức - một thành viên khác của nhóm - kể rằng, để được phép vào khu vực Hoàng Thành Thăng Long đo đạc, chụp ảnh, tập hợp dữ liệu... cho chương trình, họ đã rất vất vả thuyết phục Ban quản lý di tích. Với khu Thành cổ Hà Nội, có lúc cả nhóm đã phải “đánh du kích”, ví dụ như giấu một chiếc thang lớn ở quán bia cạnh đó, và phải chờ “thời điểm thích hợp” để ra tay thì mới có thể đo đạc và nghiên cứu chiếc cổng vòm...

“Rất khó cho chúng tôi là còn thiếu hiểu biết sâu sắc về lịch sử. Chúng tôi rất mong nhận được sự hợp tác của các nhà sử học”, Đức nói. Ngoài ra, chi phí để làm chương trình cũng khá tốn kém, hiện đã lên tới hàng chục triệu đồng, đó là chưa kể những thiết bị máy móc chuyên dụng rất đắt tiền mà các thành viên của nhóm vẫn đang... sử dụng "ké” ở nơi làm việc.

Phạm Minh Ngọc, một thành viên nhóm tâm sự: “Chúng tôi rất mong muốn được tham gia vào việc xây dựng “bảo tàng số” về các di tích lịch sử cho Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. Trước mắt, nếu được ủng hộ, từ nay đến 2010, chắc chắn chúng tôi sẽ xây dựng được kho tư liệu về các di tích lịch sử Hà Nội bằng công nghệ thực tại ảo. Điều này là mong muốn lớn của chúng tôi, cũng để có một đóng góp nhỏ hướng tới dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội vào năm 2010".

Nhóm nghiên cứu hiện rất mong được các cơ quan chức năng của các ngành ở Trung ương và Hà Nội quan tâm xem xét, thẩm định dự án, để giúp họ chính thức “khai sinh” cho đứa con tinh thần mà họ đã ấp ủ nhiều tháng nay, cũng là để “số hoá” các di tích lịch sử văn hoá quan trọng vào bậc nhất của thủ đô và cả nước.

(Theo Sài Gòn Giải phóng)

Chocolate không tan chảy

Ảnh: deliaonline

Hiện chocolate không được sử dụng phổ biến ở các nước nhiệt đới, cho dù đó là nơi mà hầu hết cacao trên thế giới được sản xuất. Nguyên nhân là do thời tiết nóng khiến chocolate dễ tan chảy.

Các nhà khoa học đã cố gắng cải thiện tình trạng này trong nhiều thập kỷ, và nay nhóm nghiên cứu tại Nigeria tin rằng họ đã tạo ra một sản phẩm mới chống được cái nóng mà thực sự có vị như chocolate.

Hầu hết các loại chocolate hiện nay tan chảy ở nhiệt độ 25-32 độ C.

Các nhà khoa học thực phẩm tại Viện nghiên cứu cacao ở Nigeria đã trộn bột ngô với cacao để tạo ra một loại chocolate chống được cái nóng mà tương đương với loại chocolate sữa truyền thống, về mặt màu sắc, mùi vị, độ mịn và tổng thể.

Bột ngô làm chocolate đặc hơn và ngăn bơ cacao tan chảy khi có hơi nóng. Các nhà nghiên cứu tìm thấy tỷ lệ 10% bột ngô là lý tưởng. Loại sản phẩm mới này có thể chịu đựng được nhiệt độ 50 độ C.

Các nhà nghiên cứu hy vọng sản phẩm mới của họ sẽ giúp mở rộng việc tiêu thụ và phân phối chocolate ở các nước nhiệt đới.

M.T. (theo Livescience)

Người trí thức ư? Bây giờ tôi mới hiểu !

Thế nào là người trí thức?

Câu trả lời hiển nhiên nhất có lẽ như sau: đấy là người lao động với trí tuệ của mình, và kiếm sống (hoặc trong trường hợp không phải bận tâm vì sinh kế, thoả mãn lợi ích riêng của mình) nhờ bộ óc hơn là bằng bắp thịt. Tuy khá giản tiện và trực tiếp, nhìn chung, định nghĩa này vẫn không thích hợp. Đúng cho bất cứ ai không làm việc tay chân, rõ ràng là nó không ăn khớp với nghĩa thông thường của từ «trí thức». Những thành ngữ như «long-haired professor» và «egghead» cho phép ta nghĩ rằng có một khái niệm khác hẳn trong công luận để chỉ một hạng người nào đó như một tầng lớp nhỏ hơn bên trong loại người «lao động bằng trí óc».
Đây không phải là một sự tinh tế gò bó và vô bổ về từ ngữ. Thật ra, sự tồn tại của 2 khái niệm khác nhau đó phản ánh một điều kiện xã hội hiện thực: hiểu rõ điều này, chúng ta sẽ đánh giá trung thực hơn vị trí và chức năng của người trí thức trong xã hội. Tuy rộng, định nghĩa đầu áp dụng chính xác cho một nhóm người khá đông, hợp thành một thành phần quan trọng của xã hội: họ làm việc với óc não nhiều hơn là bắp thịt, và sinh sống bằng trí tuệ hơn là bàn tay. Hãy gọi họ là người lao động trí thức. Đó là những nhà kinh doanh, y sĩ, quản đốc xí nghiệp, người phổ biến «văn hoá», nhân viên chứng khoán và giáo sư đại học… Tập hợp này, cũng như tập hợp «tất cả người Mỹ» hay «tất cả những người hút ống điếu» không có gì là xúc phạm. Sự sinh sôi nẩy nở đều đặn của nhóm lao động trí thức này là một trong những nét nổi bật nhất của tiến hoá lịch sử cho đến nay. Nó phản ánh một khía cạnh chủ yếu của việc phân công xã hội, đã bắt đầu với sự kết tinh của một tập đoàn tu sĩ chuyên nghiệp và đạt đến tột đỉnh với chủ nghĩa tư bản phát triển: sự tách rời hoạt động trí óc khỏi hoạt động tay chân, «dân thầy» khỏi «dân thợ».
Nguyên nhân và hậu quả của sự phân cách này đều rất phức tạp, và lý do sâu xa cũng như tác động của nó cũng nhiều như nhau. Vừa nhờ ở sự bành trướng liên tục của năng xuất mà có, lại vừa đóng góp mạnh mẽ vào sự bành trướng ấy, cách biệt này cùng lúc trở thành một trong những bộ mặt chính của hiện tượng phân tán tiệm tiến nơi mỗi cá nhân, của cái mà Marx gọi là «sự tha hoá của con người đối với bản thân». Sự tha hoá đó không chỉ biểu lộ qua sự tê liệt và méo mó mà phân cách này tạo ra cho sự trưởng thành và phát triển của cá nhân (việc người lao động trí thức «vận động» chút đỉnh trong khi người lao động chân tay thỉnh thoảng tham gia vào hoạt động «văn hoá» chỉ có tác dụng làm cho hiện tượng này trầm trọng hơn, chứ không thuyên giảm), mà còn biểu lộ qua sự phân cực triệt để xã hội thành 2 phe xung khắc và không còn chút liên hệ gì với nhau. Sự phân cực này, thẳng góc với những mâu thuẫn đối kháng giữa các giai cấp xã hội, còn gây ra một lớp sương ý thức hệ dày đặc, che lấp những thách thức đích thực mà xã hội phải đối phó, đồng thời tạo ra những vấn đề giả, những đổ vỡ cũng khốc hại chẳng kém gì trường hợp các thành kiến về chủng tộc hay mê tín tôn giáo. Rõ ràng là tất cả người lao động trí thức đều có một quyền lợi chung: tránh bị dồn đến chỗ phải làm những công việc tay chân cực nhọc nhưng kém lương hơn, và - bởi vì chính họ lập ra tiêu chuẩn về sự khả kính – ít được trọng vọng. Do quyền lợi này dẫn dắt, họ có khuynh hướng tuyệt đối hoá vị trí xã hội của mình, phóng đại mức khó khăn của công việc và độ phức tạp của loại khả năng cần thiết, thổi phồng sự quan trọng của cái học hình thức, của bằng cấp đại học, v. v… Rồi, tìm cách bảo vệ ưu thế của mình, họ chống lại những người lao động tay chân, tự đồng hoá với nhóm lao động trí thức thuộc giai cấp lãnh đạo, và đứng về phe ủng hộ cái trật tự xã hội đã tạo ra và che chở địa vị cùng những đặc quyền, đặc lợi của họ.
Vì thế, trong chế độ tư bản, người lao động trí thức là hình ảnh điển hình của tên đầy tớ trung thành, nhân viên thừa hành, công chức và phát ngôn nhân của hệ thống tư bản chủ nghĩa. Anh ta xem cái trật tự hiện hữu xung quanh là tự nhiên, và chỉ chất vấn hiện tình, hiện trạng xã hội trong khuôn khổ giới hạn của những bận tâm trước mắt, nghĩa là chỉ liên quan đến công việc trong tầm tay. Nếu không hài lòng về phí tổn sản xuất của nhà máy mà anh là sở hữu chủ, giám đốc hay người làm công, anh ta sẽ tìm cách giảm nó xuống. Nếu được giao trách nhiệm «bán» một thứ xà bông hay một ứng cử viên chính trị mới cho dư luận, anh sẽ làm tròn nhiệm vụ một cách chu đáo và khoa học. Nếu không thỏa mãn với những kiến thức hiện có về cấu trúc nguyên tử, anh sẽ dành hết nghị lực và tài năng phi thường để tìm ra phương thức làm tăng thêm hiểu biết về cấu trúc ấy. Người ta có thể nghĩ rằng đó là một kỹ thuật gia. Nhưng điều này dễ gây ra ngộ nhận. Với tư cách là chủ tịch của một xí nghiệp, anh có thể lấy nhiều quyết định quan trọng ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc gia, hay công ăn việc làm và đời sống của hàng triệu người. Với tư cách là công chức cao cấp trong chính phủ, anh có thể ảnh hưởng lên cả những biến chuyển của tình hình thế giới. Là giám đốc một viện hay một cơ quan khoa học quan trọng, anh có thể quy hoạch chiều hướng và phương pháp nghiên cứu cho một số lớn các nhà khoa học trong nhiều năm liền. Tất cả những điều trên dĩ nhiên là không phù hợp chút nào với nội dung của từ «kỹ thuật gia». Danh từ này thường dùng để chỉ loại cá nhân mà công việc không phải là soạn thảo mà là áp dụng chính sách; không phải là định đoạt các mục tiêu cần nhắm đến mà là chọn lựa những phương tiện thích nghi; không phải là quy hoạch các dự án lớn mà là theo dõi những chi tiết nhỏ. Tuy nhiên, danh từ «kỹ thuật gia» nói lên bản chất của tập hợp gọi là «người lao động trí thức» còn trung thực hơn cả nghĩa thông thường của từ này.
Tôi lặp lại: đối tượng công tác và suy tư của người lao động trí thức là những việc làm trong tầm tay. Ðó là sự hợp lý hoá, chế ngự và vận dụng cái phần thực tại mà anh phải chăm lo trước mắt. Trong nghĩa này, anh ta không khác bao nhiêu hay không khác chút nào với người lao động tay chân chuyên cán mỏng những tấm kim khí, ráp máy hay xây tường. Nói bằng thể phủ định, người lao động trí thức, trong tư cách này, không quan tâm tới ý nghĩa, tính chất, vị trí của công việc mình làm trong toàn bộ sinh hoạt xã hội. Nói cách khác nữa, anh ta không nghĩ gì tới mối tương quan giữa phần nhân lực trong đó có hoạt động của mình với những phần nhân lực khác, và với toàn bộ quá trình lịch sử. Phương châm «tự nhiên» của anh ta là hãy lo chuyện của mình, và nếu cần mẫn và có tham vọng, cố sao trở thành người hữu hiệu nhất, thành công nhất trong lãnh vực này. Còn về phần những người khác, cũng vậy, họ hãy lo công việc của họ, bất cứ nó là gì. Quen suy nghĩ với những danh từ như huấn luyện, kinh nghiệm, khả năng, người lao động trí thức cho rằng lo nghĩ đến những vấn đề có tính cách toàn thể như thế cũng là một công việc chuyên môn như bao nhiêu việc khác. Ðối với anh ta, đó là «lãnh vực» của các triết gia, chức sắc tôn giáo, nhà chính trị, cũng như «văn hoá» hay «giá trị» là địa hạt của các nhà thơ, nghệ sĩ và bậc hiền minh.
Từng cá nhân một, người lao động trí thức có thể không phát biểu quan điểm trên một cách rõ ràng; cũng có thể là anh ta không ý thức được nó nữa. Nhưng mỗi người, gần như tự bản năng, nếu có thể nói như thế, đều ưa thích loại lý thuyết đã thu nhập và hợp lý hoá được quan điểm ấy. Một trong những lý thuyết này là quan niệm nổi tiếng lâu đời của Adam Smith về một thế giới trong đó mỗi người làm vườn, bằng cách chăm lo mảnh vườn riêng của mình, sẽ góp phần tốt nhất vào sự thịnh vượng chung của tất cả các mảnh vườn khác của mọi người. Dưới ánh sáng của triết lý này, sự quan tâm về cái toàn thể bị đặt ngoài trung tâm của những lo nghĩ cá nhân, nếu có ảnh hưởng chút nào đến anh ta, chỉ còn hời hợt bên lề, nghĩa là chỉ ảnh hưởng tới anh ta trong tư cách công dân. Sức mạnh và ảnh hưởng của lý thuyết này phát xuất từ một chân lý quan trọng mà nó ngầm chứa: trong hệ thống tư bản chủ nghĩa, cá nhân chạm trán cái toàn thể như một quá trình được khách quan hoá, toàn năng, chuyển động một cách phi lý bởi những lực tăm tối mà anh ta không thể hiểu được, do đó, lại càng không thể ảnh hưởng tới được.
Một lý thuyết khác cũng phản ánh điều kiện của người lao động trí thức và thỏa mãn những đòi hỏi của anh ta, đó là quan niệm về sự cách ly giữa phương tiện và cứu cánh, sự ly dị giữa một bên là khoa học và kỹ thuật học, một bên là sự xác định những mục tiêu và giá trị. Thái độ này, đến từ một giòng tư tưởng cũng cao quý không kém gì giòng tư tưởng của Adam Smith, đã được C. P. Snow xem rất đúng là «một phương thức thoái thác trách nhiệm». Theo ông: «Những người muốn trốn tránh trách nhiệm thường nói:chúng tôi sản xuất ra dụng cụ. Chúng tôi ngừng ở đó. Bây giờ đến lượt các ông, những người còn lại, những người làm chính trị, nói rõ cách dùng các món đồ đó. Có thể là chúng sẽ được dùng vào những mục đích mà phần lớn chúng ta cho là xấu xa. Nếu thế, chúng tôi rất lấy làm tiếc. Nhưng với tư cách là nhà khoa học, việc đó không thuộc thẩm quyền chúng tôi». Và những gì áp dụng cho nhà khoa học, cũng áp dụng cho tất cả những người lao động trí thức khác, với một lực tương đương.
Dĩ nhiên, «thoái thác trách nhiệm», trên thực tế, dẫn đến cùng thái độ với «lo lấy phần việc của mình»; đó chỉ là một cách nói mới. Và thái độ này vẫn không thay đổi dù hiện nay một khuynh hướng khá phổ biến đặt tín nhiệm ở chính phủ nhiều hơn ở nguyên tắc phó mặc buông trôi, thay thế bàn tay vô hình của Thượng Đế bằng bàn tay lộ liễu hơn, nếu không nhất thiết phải là hữu ích hơn, của nhà nước tư bản chủ nghĩa. Kết quả vẫn thế: quan tâm tới cái toàn thể không phải là việc của cá nhân; và bỏ mặc mối lo đó cho kẻ khác, cá nhân chấp nhận, qua chính sự bỏ mặc ấy, cấu trúc hiện hữu của cái toàn thể như một dữ kiện, đồng thời tán đồng các tiêu chuẩn về lý tính, những giá trị đang giữ phần ưu thắng trong xã hội, cũng như loại thước đo về hiệu năng, sự thực hiện và sự thành đạt hiện hành.
Tôi đề nghị chúng ta tìm đường phân thủy giữa người lao động trí thức và trí thức
[1] qua thái độ của họ đối với những vấn đề đặt ra bởi toàn bộ quá trình lịch sử. Bởi vì một đặc tính của người trí thức giúp ta phân biệt anh ta với người lao động trí thức, và với tất cả những người khác, là sự kiện này: sự quan tâm của anh ta đối với toàn bộ quá trình lịch sử không phải là một thái độ hời hợt ngoài mặt, nó ăn sâu vào tư tưởng của anh, và chi phối công việc anh ta làm. Tự nhiên, điều đó không có nghĩa là trong sinh hoạt thường nhật, người trí thức lăn xả vào việc nghiên cứu tất cả quá trình phát triển lịch sử. Chuyện ấy hiển nhiên là không thể xảy ra. Nhưng nó thật sự có nghĩa là người trí thức luôn luôn tìm cách gắn liền bất kỳ phạm vi lao động riêng biệt nào của mình với những mặt khác của cuộc sống. Chính sự cố tâm nối liền các sự việc với nhau – những sự việc mà, trong trường hợp người lao động trí thức sinh hoạt trong khuôn khổ các định chế tư bản chủ nghĩa, và thấm nhuần cả ý thức hệ lẫn văn hoá tư sản, nhất định sẽ bị nhốt cứng trong các ngăn kiến thức hoặc lao động xã hội rời rạc -, chính cố tâm nối kết đó xác lập một trong những đặc điểm nổi bật của người trí thức. Và cũng chính nó xác nhận một trong những chức năng chính của người trí thức trong xã hội: nhắc nhở và biểu trưng cho một sự kiện hết sức cơ bản trong hệ thống tư bản chủ nghĩa, là những mẩu nhỏ của cuộc sống xã hội, tuy bề ngoài có vẻ độc lập, hỗn tạp và rời rạc – văn học, nghệ thuật, chính trị, trật tự kinh tế, khoa học, điều kiện văn hoá và tâm lý cá nhân - đều có thể được hiểu rõ (và bị chi phối) khi nào chúng được nhận diện rõ rệt như các bộ phận của toàn bộ quá trình lịch sử.
Nguyên tắc «chân lý là cái toàn thể» này – nói theo ngôn ngữ của Hegel -, ngược lại, bao hàm một tất yếu không thể tránh: từ chối chấp nhận bất cứ một bộ phận nào của cái toàn thể chỉ như dữ kiện, hay xem nó như không thể nào tìm hiểu, phân tích được. Dù là nghiên cứu về nạn thất nghiệp trong một nước, hay sự lạc hậu và đói rách ở một nước khác, về tình trạng giáo dục hiện nay, hay sự phát triển của khoa học trong giai đoạn trước, không một toàn bộ những điều kiện chi phối bất cứ xã hội nào có thể được chấp nhận như tự nhiên vốn như thế, hay «nằm ngoài phạm vi nghiên cứu». Hoàn toàn không thể nào chấp nhận được sự trốn tránh phơi bày mối liên hệ phức tạp giữa bất cứ hiện tượng gì ta đang nghiên cứu với vấn đề trung tâm quá hiển nhiên của sự phát triển lịch sử: tính năng động và sự tiến hoá của ngay chính trật tự xã hội.
Quan trọng hơn nữa, cần phải ý thức rõ hậu quả của thói quen xem những cái gọi là «giá trị» được mọi người tôn trọng như hoàn toàn nằm ngoài phạm vi nghiên cứu khoa học; đây là một lối hành xử đã được hệ tư tưởng tư sản chủ tâm bồi dưỡng. Bởi vì các «giá trị» và những «phán đoán đạo đức» này, mà người lao động trí thức thường xem như loại dữ kiện bất khả xâm phạm, không hề từ trên trời rơi xuống. Bản thân chúng cũng chính là những khía cạnh và kết quả quan trọng của sự phát triển lịch sử; ở đây, không những chúng cần phải được nhận diện dứt khoát như thế, mà nguồn gốc và vai trò lịch sử của chúng còn cần phải được khảo sát kỹ lưỡng. Thật ra, sự phi thiêng hoá các «giá trị», «phán đoán đạo đức» và những thứ tương tự, sự nhận diện các nguyên nhân xã hội, kinh tế và tâm lý đã khiến chúng xuất hiện, tiến hoá và biến mất, cũng như sự lột trần những quyền lợi đặc thù mà chúng phục vụ ở từng thời kỳ lịch sử nhất định… chính là đóng góp riêng lớn nhất mà người trí thức có thể mang đến cho sự tiến bộ của loài người.

Paul Alexandre Baran (Phạm Trọng Luật dịch)

Paul Alexandre Baran là một nhà kinh tế học người Mỹ theo chủ nghĩa Marx. Tiểu luận The Commitment of the Intellectual ra đời trên Monthly Rewiew tháng 5 năm 1961. Bản dịch Pháp ngữ dưới tựa đề Qu’Est-ce qu’un Intellectuel, đăng trên tạp chí Partisans tháng 10 năm 1965, đã được Trần Sóc Sơn sử dụng để chuyển sang tiếng Việt lần đầu vào khoảng cuối thập niên 1960. Dịch lại lần này ở đây, chúng tôi sử dụng bản gốc, tuy nhiều chỗ vẫn dựa trên bản cũ, đồng thời giữ lại tựa đề của bản Pháp văn.
Ở đây, khi lập đường phân thủy giữa «trí thức» với «lao động trí thức», Baran đã đưa ra một sự phân biệt cần thiết. Và mặc dù được khai sinh trong hệ thống tư bản chủ nghĩa, thật ra đã vượt thoát khuôn khổ của môi trường này. Phê phán của ông đối với một thành phần xã hội nào đó ở nước Mỹ vẫn còn nguyên giá trị, nếu đường ranh trên được áp dụng trong một khung cảnh khác, quốc gia chậm tiến hay chủ nghĩa xã hội đương tồn.



Nghệ thuật từ chối

Từ chối để cả 2 cùng vui vẻ

Thật là khó từ chối khi có ai nhờ vả bạn giúp điều gì đó, nhất là lúc bạn không rảnh. Bạn muốn từ chối nhưng không biết nói sao cho người kia không phật lòng, mà cũng để mình khỏi áy náy.

Càng khó từ chối hơn khi bạn là người “cả nể”. Có lẽ tiếng khó nói nhất là nói... “không”. Dễ tính quá thì bị coi thường hoặc bị lợi dụng, mà khó quá thì bị chê ghét. Cũng có lúc bạn cần can đảm và thẳng thắn từ chối, nhưng vẫn phải khéo léo và tế nhị. Đây là những điều nên và không nên:

1. Hãy nhạy bén với động thái từ chối

Cần lưu ý mức độ thân thiết của mối quan hệ và cách từ chối. Nhờ vậy mà bạn khả dĩ quyết định nên làm gì. Hãy cân nhắc mức ảnh hưởng của sự từ chối đối với mối quan hệ (bạn bè, thân thuộc,...).

2. Biết rõ việc được nhờ

Chúng ta không thể quyết định ngay khi không biết “lượng” sức mình có giữ đúng lời hứa hay không. Tuy nhiên, từ chối “thẳng thừng” thì lại kèm tế nhị. Hãy “hoãn binh” một lúc để “chọn” từ ngữ, giọng nói và thể ngữ (ngôn ngữ cơ thể) cho hợp lý để tránh căng thẳng cho cả hai.

3. Đánh giá yêu cầu

Hãy cân nhắc chi tiết và lĩnh vực được yêu cầu. Cố gắng tìm một thỏa hiệp để đẹp lòng đôi bên. Bạn có thể phân tích để giúp người kia hiểu rõ hoặc đề nghị cách giải quyết khác. Như vậy là bạn đã thể hiện sự cảm thông và chia sẻ với người kia.

4. Xác định khả năng

Trước khi từ chối, hãy xác định là bạn không thể thỏa mãn yêu cầu của họ, vì bạn không đủ khả năng hoặc bạn quá bận. Nếu đúng sở trường mà bạn từ chối thì bạn có thể mất uy tín, vì vậy bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng.

5. Cảm thông và hiểu biết

Biết người và biết ta để tránh ảnh hưởng xấu tới mối quan hệ. Hãy chân thành và xin lỗi nếu bạn không thể giúp họ, đồng thời tỏ ra bạn luôn lắng nghe, nhưng vì “lực bất tòng tâm”.

6. Đừng gởi tin nhắn, email hoặc lời nhắn

Nên gặp trực tiếp hoặc gọi điện thoại để tránh hiểu lầm. Nếu không, bạn có thể bị đánh giá thấp vì họ hiểu là bạn coi thường họ. Gặp nhau trực tiếp là cách tốt để có thể hiểu nhau hơn, không bị “tam sao thất bổn”.

7. Đừng trì hoãn khi đã quyết định

Đừng để đến ngày mai những gì bạn có thể làm ngay hôm nay. Quán tính sẽ làm bạn lần lữa, e ngại, và khiến người khác hiểu sai về bạn. Đừng quên: “Một sự bất tín, vạn sự không tin”. Đó cũng là chính mình hạ giá mình!

8. Đừng “thế thủ”

Bạn không nên tỏ vẻ độc đoán hoặc chê trách họ. Hãy biết phục thiện, nhận khuyết điểm và cảm thông khi đối thoại. Cố chấp và bảo thủ là các động thái “đào sâu” hố ngăn cách, không thể tái lập bình thường hóa.

9. Đừng nói “không” đang khi thảo luận

Cũng vẫn từ chối, nhưng thay vì nói “không”, bạn hãy dùng cách nói “nhẹ” hơn như “Tôi hiểu rằng...”, “Tôi không thể, vì...”. Và nên tránh “cướp lời”, lắng nghe và gật đầu để thể hiện sự cảm thông.

10. Đừng “thổi phồng” vấn đề

Hãy bình tĩnh trước vẻ tức giận và thất vọng của đối phương, chú ý những gì họ nói ngoài những từ ngữ không đẹp mà họ nói. Đừng “nhiễm” cơn nóng của họ hoặc đừng “đổ dầu vào lửa”.

Biết rằng không dễ từ chối, nhưng trước khi từ chối, hãy đặt mình vào hoàn cảnh của họ và hiểu sự ảnh hưởng đối với họ khi bạn từ chối. Khi họ nhận thấy bạn vẫn quan tâm và cảm thông, họ sẽ dễ chấp nhận lời từ chối của bạn hơn.

Theo webgiadinh.info

10 điều dễ lãng phí nhất


Trong hành trình tạo dựng một cuộc đời có ý nghĩa, nếu bạn lỡ coi thường một trong 10 điều thiết yếu dưới đây, coi như bạn đã tự đánh mất một phần nhựa sống của chính mình.

Sức khoẻ: Lúc còn trẻ, người ta thường ỷ lại vào sức sống tràn trề đang có. Họ làm việc như điên, vui chơi thâu đêm, ăn uống không điều độ.... Cứ như thế, cơ thể mệt mỏi và lão hoá nhanh. Khi về già, cố níu kéo sức khoẻ thì đã muộn.

Thời gian: Mỗi thời khắc "vàng ngọc" qua đi là không bao giờ lấy lại được. Vậy mà không hiếm kẻ ném 8 giờ làm việc qua cửa sổ. Mỗi ngày, hãy nhìn lại xem mình đã làm được điều gì. Nếu câu trả lời là "không", hãy xem lại quỹ thời gian của bạn nhé!

Tiền bạc: Nhiều người hễ có tiền là mua sắm, tiêu xài hoang phí trong phút chốc. Đến khi cần một số tiền nhỏ, họ cũng phải đi vay mượn. Những ai không biết tiết kiệm tiền bạc, sẽ không bao giờ sở hữu được một gia tài lớn.

Tuổi trẻ: Là quãng thời gian mà con người có nhiều sức khoẻ và trí tuệ để làm những điều lớn lao. Vậy mà có người đã quên mất điều này. "Trẻ ăn chơi, già hối hận" là lời khuyên dành cho những ai phí hoài tuổi thanh xuân cho những trò vô bổ.

Không đọc sách: Không có sách, lịch sử im lặng, văn chương câm điếc, khoa học tê liệt, tư tưởng và suy xét ứ đọng. Từ sách, bạn có thể khám phá biết bao điều kỳ thú trên khắp thế giới. Thật phí "nửa cuộc đời" cho nhưng ai chưa bao giờ biết đọc sách là gì!

Cơ hội: Cơ hội là điều không dễ dàng đến với chúng ta trong đời. Một cơ may có thể biến bạn thành giám đốc thành đạt hay một tỷ phú lắm tiền. Nếu thờ ơ để vận may vụt khỏi tầm tay, bạn khó có thể tiến về phía trước.

Nhan sắc: Là vũ khí lợi hại nhất của phụ nữ. Có nhan sắc, bạn sẽ tự tin và chiếm được nhiều ưu thế hơn so với người khác. Tuy nhiên, "tuổi thọ" của nhan sắc có hạn. Thật hoang phí khi để sắc đẹp xuống dốc. Hãy chăm sóc mình ngay từ bây giờ.

Sống độc thân: Phụ nữ ngày nay theo trào lưu "chủ nghĩa độc thân". Thực tế là khi sống một mình, bạn rất cô đơn và dễ cảm thấy thiếu vắng vòng tay yêu thương của chồng con. Bận bịu gia đình chính là một niềm vui. Sống độc thân, bạn đã lãng phí tình cảm đẹp đẽ ấy.

Không đi du lịch: Một vĩ nhân đã từng nói: "Khi đi du lịch về, con người ta lớn thêm và chắc chắn một điều là trái đất phải nhỏ lại". Vì thế, nếu cho rằng đi du lịch chỉ làm hoang phí thời gian và tiền bạc, bạn hãy nghĩ lại nhé!

Không học tập: Một người luôn biết trau dồi kiến thức sẽ dễ thành công hơn người chỉ biết tự mãn với những gì mình biết. Nếu không học hành, bạn đang lãng phí bộ óc đấy!

Theo tintuconline

6 lỗi trong xã giao

Có những lỗi xã giao tuy rất nhỏ nhưng lại có nguy cơ làm bạn "mất điểm" trong mắt mọi người.

1. Bạn xuất hiện nổi bật tại một buổi tiệc với món quà trên tay, trong khi thiệp mời lại ghi rõ: "Không nhận quà". Khi ấy bạn sẽ khiến người khác cảm thấy lúng túng.

2. Khi đi dự tiệc, bạn thường yêu cầu chủ nhà dẫn đi xem cơ ngơi. Lời đề nghị này thật khiếm nhã vì những lúc như thế, chủ nhà thường bận tiếp khách. Họ không có "nghĩa vụ" này trừ khi chính họ đề nghị.

3. Vừa mới quen biết nhau, bạn đã vội đề cập, hỏi han lý đến lý lịch và hoàn cảnh gia đình của người ta. Nếu muốn tìm hiểu, bạn nên dẫn dắt câu chuyện sao cho thật khéo để người đối diện trả lời mà không cảm thấy đang bị soi mói đời tư.

4. Bạn rủ bạn bè cùng đi ăn uống. Đến khi tính tiền, bạn lại gợi ý "Campuchia". Họ sẽ nghĩ sao? Khi lên tiếng rủ một ai đó, bạn nên xác định mình là người chi. Dĩ nhiên, trừ trường hợp có người đề nghị cùng thanh toán hóa đơn đó với bạn.

5. Việc không xác nhận bạn có tham dự bữa tiệc hay không là một thiếu sót lớn. Điều này sẽ khiến người mời bị tổn thương khi nghĩ rằng bạn thờ ơ với tấm chân tình của họ. Đừng quên xác nhận với chủ nhân buổi tiệc hoặc trả lời là bạn sẽ phúc đáp sau.

6. Tình cờ gặp lại người quen cũ, bạn lúng túng vì không biết sẽ giới thiệu với người bạn đi cùng mình như thế nào. Nguyên nhân vì bạn quên béng tên người quen ấy và thầm nghĩ: "Thôi, khỏi giới thiệu cho rồi!".

Ban đang tự biến mình thành người khiếm nhã với cả hai bên đấy. Điều này sẽ khiến người quen nghĩ rằng bạn không tôn trọng họ. Đừng ngại ngùng. Việc quên mất tên một ai đó do lâu ngày không gặp mặt là chuyện bình thường. Cần thú nhận rằng đã quên tên còn hơn là quăng "cục lơ" với họ, bạn nhé.

Theo Tiếp Thị Gia Đình

6 mẫu bạn và hướng giao thiệp

Sẽ không có quả cầu thủy tinh nào giúp bạn đoán trước được ai bỗng chốc trở mặt với bạn “một ngày đẹp trời” nào đó, hoặc vào thời điểm bất chợt bạn mới biết được người bạn tốt nhất không phải là người vẫn thường ca ngợi bạn.

Tuy thế, vẫn có những dấu hiệu gợi ý trước giúp bạn phần nào định hướng được mẫu người mình đang quan hệ là ai. Sau đây là 6 mẫu điển hình bạn có thể tham khảo cùng gợi ý hướng giao thiệp tốt cho bạn với những mẫu này.

1. Mẫu “chú Cuội”

Mẫu này luôn luôn khiến bạn thất vọng với “những lời hứa văng mạng” nhưng làm không tới đâu, bởi có thể bản thân người ấy cũng thường bị “cho leo cây” khi còn niên thiếu, và điều này hình thành phản xạ tự vệ ở họ bằng cách cũng hứa cuội với người khác. Sẽ rất khó cho bạn thay đổi thói quen này của họ. Bạn cần xác định liệu mối quan hệ với mẫu người này là lâu dài hay chỉ giao tiếp xã hội đơn thuần.

Nếu đó là quan hệ xã giao, bạn hãy chấp nhận nó và tự bảo vệ mình bằng cách hạ thấp xuống khả năng hiện thực của những lời hứa từ họ để tránh quá thất vọng. Trường hợp đây là mối quan hệ lâu dài, bạn hãy giúp họ hạn chế bớt tính xấu ấy bằng cách đưa ra những dẫn chứng hậu quả của việc họ làm. Ngoài ra, bạn cần tập cho mình thói quen xác nhận lại một lần trước khi ngày hẹn thật sự diễn ra hoặc công việc bắt đầu.

2. Mẫu “lá mặt lá trái”

Đây là những “lính bắn tỉa” tốt nhất, họ có thể vừa cười nói thân mật với bạn đó nhưng khi bạn quay lưng, sẽ là cái bĩu môi cùng những lời khó nghe dành cho bạn. Đặc biệt mẫu này rất biết đoán ý nạn nhân để có những lời xoa dịu nhằm… tiếp tục trò nói xấu. Bạn cần có quyết định dứt khoát với mẫu người này: chấm dứt ngay tình bạn.

Dù bạn chưa trở thành nạn nhân trực tiếp của họ, nhưng có bằng chứng xác đáng về thói “lá mặt lá trái” này của họ đối với người khác, bạn vẫn nên cương quyết từ bỏ tình bạn ấy hơn là phập phồng không biết đến một khi nào mình được “đoái hoài” đến. Song cần nhớ đừng gây cho họ sự căm phẫn mà dẫn đến các hệ lụy không hay khác khi bạn chấm dứt tình bạn với họ. Hãy nhẹ nhàng và tế nhị.

3. Mẫu ích kỷ

Bạn hãy chuẩn bị cho mình một chiếc khăn tay và tính chịu đựng cao nhất có thể vì đây là mẫu người luôn nói về những khó khăn, va vấp của họ, hơn thế, luôn lặp đi lặp lại “tình cảnh đáng thương” của bản thân mà không cần biết cảm xúc của người nghe như thế nào, và điều mình than phiền có nhất thiết phải tìm sự giúp đỡ bên ngoài hay tự bản thân có thể giải quyết được.

Với họ, mối bận tâm lớn nhất là “sao mọi người ích kỷ quá, không ai chịu chia sẻ với mình cả? Mình đáng thương lắm chứ!”. Để giao thiệp với mẫu này, bạn cần biết cách lái “câu chuyện thương tâm” họ đang kể sang những chủ đề khác hoặc mời họ tham gia những hoạt động có thể giảm thiểu tối đa khả năng kể lể ấy như xem phim, chơi thể thao…

4. Mẫu “ruột để ngoài da”

“Bí mật nhé, chỉ hai đứa mình biết thôi”, “Ừ, mình hứa” và… “Biết không, vừa rồi A có nói với mình…” Đây là khắc họa rõ nhất về mẫu “ruột để ngoài da”. Có thể họ không ác ý khi đem kể lại chuyện bạn vừa nói nhưng ở họ, thói quen thích đưa chuyện cùng sự “kiêu hãnh” ta là người nắm được mọi “thâm cung bí sử” đã khiến họ không tài nào giữ được lời hứa.

Nếu bạn không thể khuyên họ thay đổi thói quen xấu này, tốt nhất bạn nên giữ lại những chuyện quan trọng cho ai đó tin cậy hơn và dành cho họ những chuyện vô thưởng vô phạt. Và chắc chắn bạn không thể nói rằng bạn đặt cược tất cả cho một tình bạn với mẫu người này rồi.

5. Mẫu đố kỵ

Một ít sự cạnh tranh luôn được coi là liều thuốc tốt và đáng mong đợi. Nó sẽ kích thích và giúp bạn có mục tiêu rõ rệt để phấn đấu hơn. Nhưng nếu quá nhiều cạnh tranh gay gắt từ những người bạn thì nó lại chỉ đem đến đổ vỡ. Một trong những yếu tố tạo nên tình bạn đẹp là một hay cả hai đều cảm thấy không bị “chơi gác” dù cho lúc đó chỉ có nhau hoặc ở chốn đông người; biết nhận ra điểm mạnh và yếu của nhau để cùng giúp nhau tiến bộ, khắc phục là được rồi. Nhưng với mẫu đố kỵ, họ sẽ luôn tìm cách đánh bại bạn, trong học tập, trong việc làm, trong các mối giao tế xã hội, nói chung trên mọi lĩnh vực.

Để tránh biến mình thành nạn nhân của mẫu người này, bạn cần rất tế nhị khi chia sẻ vinh quang trong học tập hoặc công việc với họ, nếu không, ngay lập tức bạn sẽ biết thế nào là câu: “Hãy đợi đấy!”. Để khắc phụ tính xấu này, bạn hãy giúp họ nhận thấy điểm mạnh của chính họ, giúp họ có cái nhìn tốt hơn về bản thân. Điều này sẽ giúp họ bớt dần sự cạnh tranh trong mọi điều bạn nói hay làm.

6. Mẫu “bới lông tìm vết”

Với họ, câu phương châm là: “Mọi thứ chỉ tương đối”. Và bạn dù cố gắng làm điều tốt mấy, xử sự khéo mấy hay ăn mặc kỹ mấy cũng vẫn lòi ra khuyết điểm, để từ đó họ vin vào mà chỉ trích.

Bạn có thể nói thẳng những gì bạn nghĩ khi nhận những phê phán quá khắt khe như vậy trong trường hợp bạn nhận thấy người bạn ấy vẫn còn điểm tốt ngoại trừ thói quen “phẫu thuật” và muốn tiếp tục duy trì tình bạn này. Bạn có thể nói: “Mình biết bạn có ý tốt với mình, nhưng nếu bạn tiếp tục phê phán bất cứ điều gì mình nói hay làm khe khắt như vậy, sẽ khiến mình không tự tin lắm vào bản thân”.

Một khi bạn nhấn mạnh ảnh hưởng của sự khe khắt ấy đối bạn, người này sẽ bớt chỉ dạy bạn phải làm sao cho “đúng”. Xa hơn, việc nói thẳng suy nghĩ ấy sẽ làm giảm đi lòng căm phẫn ngấm ngầm của bạn với họ - điều không tốt cho bất kỳ mối quan hệ nào. Một cách hay khác là dùng chính “gậy ông đập lưng ông”. Chỉ khi nào họ cũng bị phê phán như vậy, họ mới hiểu được những gì họ đã gây ra.

Biện pháp này sẽ khả dĩ thay đổi cách sống của họ. Song cần lưu ý chỉ dùng biện pháp này nếu bạn chắc rằng xác suất thành công cao và người bạn muốn thay đổi cũng không quá quắt lắm, bằng không bạn chắc chắn sẽ mất đi một người bạn do mẫu này thích “phê” nhiều hơn “nhận”.

Theo TTO

Luyện thi vào các trường công lập Singapore

Để được vào học tại các trường phổ thông Singapore, học sinh sẽ phải trải qua kỳ thi tuyển vào tháng 10 và tháng 11 hàng năm. Tuy nhiên điều trở ngại lớn nhất đối với các học sinh Việt Nam đó là kiến thức và kỹ năng làm bài chưa phù hợp.

Các trường Phổ thông Singapore có chất lượng giáo dục và môi trường học tập quốc tế, mang tính thực tiễn cao. Được chính phủ Singapore trợ cấp nên học phí khi học tại trường công rất nhỏ so với việc học tự túc. Học phí cho khoá O Level và A level khoảng 144 đôla Singapore/tháng.

Các bạn có thể theo một chương trình ôn luyện tại Singapore với thời gian từ 3 tháng đến 12 tháng dành cho những em học sinh có học lực khá giỏi trở lên do Visco tổ chức. Công ty có đại diện là người Việt Nam tại Singapore sẽ giám sát việc học tập của học sinh, thông báo thường xuyên tình hình ôn luyện của các em, đăng ký kỳ thi, đưa đi thi, thông báo kết quả thi…

Tỷ lệ thành công của học sinh sau các khóa học này lên đến 95%. Học sinh tốt nghiệp các trường Phổ thông Công lập sẽ được vào học ở các trường Cao đẳng công lập, Đại học công lập nổi tiếng của Singapore.

Hè này, học sinh còn được tham dự một chương trình du học hè lý thú và bổ ích tại Singapore và Malaysia. Lịch trình cho đợt 2 như sau: ngày 4/6, 11/6, 25/6 và 2/7. Chi phí trọn gói: 1.190 USD/2 tuần, 1.490 USD/3 tuần và 1.760 USD/4 tuần.

Thông tin chi tiết về các khóa học được cung cấp tại Visco 230 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội. ĐT: 04.726 1938; Fax: 04.726 1936. E-mail: viscohn@visco.edu.vn
Hoặc 239/A02 Các Mạng Tháng 8, P4, Q3, TP HCM
ĐT: 08 832 8416, 08.8390718;
E-mail: viscohcm@visco.edu.vn
Website:
www.visco.edu.vn

Cá voi Bowhead sống thọ nhất trong thế giới động vật


Một con cá voi bowhead - Ảnh: saskschools.ca
TTO - Các nhà khoa học nghiên cứu về loài cá voi hiếm Bowhead đã phát hiện ra một số trong chúng có thể sống thọ hơn con người đến vài thế hệ: chúng có tuổi thọ đến gần 200 năm.

"Khoảng 5% dân số loài cá voi này sống trên 100 năm và một số trường hợp có thể sống đến 160-180 năm", Jeffrey Bada, một nhà khoa học biển tại Viện hải dương học Scripps tại La Jolla, California (Mỹ) cho biết. "Chúng có lẽ là loài động vật sống lâu nhất trên Trái đất", ông nói.


Cá voi Bowhead, còn được gọi là cá voi Greenland, là loài cá voi có tấm sừng ở hàm (thay cho răng) dùng để lọc thức ăn từ nước biển. Chúng sống ở Bắc cực. Con trưởng thành có thể dài tới 18 mét và nặng hơn 100 tấn.

(Theo nationalgeographic.com)