Theo báo cáo của các nhà nghiên cứu khoa học của trường ĐHTH Bremen, Đức, cứ 100 năm, khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trời lại tăng thêm 10 mét.
Tiến sỹ Claus Lammerzahl của Trung tâm nghiên cứu vũ trụ trường ĐHTH Bremen cho biết, đó là kết quả tính toán của nhiều nhóm nghiên cứu khác nhau có sử dụng số liệu quan sát các hành tinh của hệ mặt trời và các ngôi sao từ 120 năm nay.
Sự tăng lên của khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trời không thể giải thích được bằng các phương pháp thông thường hay bằng lý thuyết lực hấp dẫn.
Theo đánh giá của các nhà khoa học thì sự tăng lên của khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trời là quá nhỏ bé so với không gian vũ trụ nên sẽ không gây ra ảnh hưởng gì tới khí hậu trái đất.
Báo cáo của tiến sỹ Lammerzahl cũng cho biết đến nay hiện tượng “Dị thường Pioneer” vẫn chưa thể giải thích được.
Hiện tượng này được biết đến từ những năm 70 của thế kỷ trước khi hai con tầu thám hiểm Pioneer 10 và Pioneer 11 được Nasa phóng lên từ Trái đất bị hãm lại bởi những lực lạ ở biên giới của hệ mặt trời.
Báo cáo khoa học nói trên được trình bày tại Hội nghị vật lý Đức lần thứ 70 được tổ chức ở Munich từ 20 đến 24-3.
0 ý kiến:
Đăng nhận xét