Vân tay kể lại lối sống

Kỹ thuật mới có thể tiết lộ cả những dấu vân tay vô hình với mắt người.
Không lâu nữa, dấu vân tay có thể sẽ giúp cảnh sát thu hẹp danh sách nghi phạm thông qua việc cung cấp bằng chứng về lối sống của chủ nhân dấu vân tay đó tại hiện trường.

Các nhà nghiên cứu Anh đang khám phá những cách thức mà dấu vân tay bị biến đổi theo tuổi tác, thuốc, ma túy và thậm chí cả các sản phẩm chải chuốt của một số người. Kỹ thuật cũng hứa hẹn giúp tạo ra các bản dấu tay chất lượng hơn đã bị bỏ sót nhiều ngày hoặc nhiều tuần.

Tiến sĩ Sue Jickells, từ Đại học Kings, London và cộng sự đã bắt đầu bằng việc tìm hiểu thành phần hóa học của dấu vân tay và sự biến đổi của chúng qua thời gian.

Jickells cho biết phần lớn vật liệu để lại sau khi người ta chạm tay lên bề mặt nào đó là các phân tử chất béo, hay lipid.

Một loại lipid có tên gọi squalene - là tiền thân của cholesterol - xuất hiện rất đậm trong các dấu vân tay. Squalene bị gẫy mạch sau khoảng thời gian vài ngày, giống như các axit béo no và không no để lại trên vết tay người. Điều này khiến kỹ thật phát hiện dấu vân tay truyền thống rất khó phát hiện ra.

Dựa trên kiến thức những lipid đã bị gẫy mạch như thế nào, nhóm của Jickells giờ đây đang thử nghiệm với những kỹ thuật để có được bằng chứng rõ nét hơn từ những dấu vân tay đã khá lâu. Ngoài ra, họ cũng sử dụng dấu vân tay để tìm kiếm bằng cứ về chủ nhân nó.

Phân tích cho thấy chi tiết của dấu vân tay trên viên đạn.

Jickells cho biết dấu tay của người lớn, trẻ em và người già có tỷ lệ các hợp chất hữu cơ khác nhau. Hơn nữa, người dùng thuốc thường tiết ra các sản phẩm trao đổi chất của hóa chất mà họ đã dùng. Chẳng hạn, người hút thuốc lá bài tiết cotinine, một hóa chất sinh ra khi cơ thể phân hủy hủy nicotine.

Kỹ thuật đang được tiếp tục triển khai với các trung tâm cai nghiện ma túy và điều trị thay thế bằng methadone để tìm hiểu tác động của ma túy tới dấu vân tay.

Trong một công trình khác, giáo sư Neil McMurray và cộng sự tại Đại học Swansea, xứ Wales, lại nhằm tìm ra các dấu vân tay mà những tội phạm nghiêm trọng để lại trên bề mặt kim loại như viên đạn hoặc mảnh bom.

Các dấu vân tay để lại trên súng và bom thường là sản phẩm của mồ hôi người và không dễ dàng để phát hiện bằng những kỹ thuật truyền thống sử dụng thuốc bột hoặc các hóa chất khác. Thay vào đó, McMurray đo những phản ứng điện hóa học tí hon xảy ra khi ngón tay chạm vào kim loại. Họ sử dụng thiết bị có tên gọi Scanning Kelvin Probe để đo các thay đổi bé nhỏ này. Kết quả là, kỹ thuật có thể tìm ra các hoa văn vân tay trên kim loại thậm chí ngay cả khi kim loại được nung tới 600 độ C.

Kỹ thuật cũng có thể áp dụng với sắt, thép, nhôm, đồng và đồng thau. Giáo sư McMurray cho biết kết quả nghiên cứu có thể là một công cụ quan trọng trong việc phân tích dấu tay tại hiện trường vụ án.

Theo VNExpress

0 ý kiến: